Không ai thích bị đau – Và nhiều người sẽ muốn tìm mọi cách nhanh nhất để cơ đau biến mất. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm có thể có hại cho cơ thể do trong các loại thuốc đó có thành phần chất gây nghiện.
Một cách tự nhiên, rẻ tiền mà hiệu quả là chườm nóng và chườm lạnh, nhưng nhiều runner lại khá băn khoăn khi không biết khi nào phải chườm nóng, và ngược lại. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin để bạn có thể trị liệu đúng cách.
Nhiệt có giúp giảm viêm và đau không?
Nói chung, chườm đá là tốt nhất cho các vết thương cấp tính, đặc biệt là khi bạn bị sưng tấy, trong khi chườm nóng là tốt nhất khi bạn bị chấn thương mãn tính hoặc căng cơ, mặc dù đối với một số trường hợp thì phương pháp điều trị kết hợp xen kẽ giữa chườm nóng và lạnh có thể mang lại hiệu quả cao nhất, ít nhất là trong các giai đoạn nhất định của quá trình chữa bệnh.
Cách sử dụng phương pháp chườm nóng/ lạnh để giảm đau
Chườm lạnh, là cách thức giảm đau khi ban dùng túi nước đá, đậu hà lan đông lạnh hoặc các loại rau củ khác, hoặc ngâm một bộ phận cơ thể trong bồn nước hoặc xô đá. Phương pháp điều trị này thường để giảm đau đối với giai đoạn cấp tính sau khi bị căng cơ. Một quy trình chườm đá chính xác trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên kể từ khi chấn thương có thể giúp kiểm soát quá trình phục hồi sớm và có khả năng dập tắt sưng tấy đáng kể cũng như các di chứng khác.
Liệu pháp lạnh hoạt động bằng cách giảm lưu lượng máu đến khu vực được điều trị. Khi làm như vậy, chườm lạnh có thể làm giảm viêm và sưng, nếu không sẽ gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động. Nhiệt độ thấp cũng làm giảm hoạt động của các thụ cảm đau của hệ thống thần kinh, khiến não bộ nhận được thông tin giảm nhẹ về mức độ của chấn thương. Chườm lạnh cũng rất hiệu quả cho các chấn thương xung quanh khớp và liên quan đến gân.
Chườm nóng, ngược lại, là cách sử dụng túi nước ấm, khăn ấm để điều trị. Việc tăng nhiệt độ xung quanh vùng chấn thương sẽ đẩy nhanh tốc độ máu lưu thông đến khu vực đó, bằng cách này, oxy và các chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung nhiều cho vùng tổn thường, đồng thời đẩy các chất thải, mảnh vụ tế bào đi, nhiệt độ cao vừa phải cũng giúp giảm căng cơ. Chườm nóng thường được sử dụng với các loại đau nhức mãn tính và giảm cứng khớp.
Tóm lại, bạn nên dùng chườm lạnh cho giảm đau cấp tính, các chấn thương liên quan đến xương khớp, và nên dùng chườm lạnh cho giảm đau các loại mãn tính và chấn thương liên quan đến cơ.
Một số chú ý khi giảm đau bằng chườm nóng/ lạnh
Đối với chườm lạnh, hạn chế để đá trực tiếp lên da, nếu bạn bắt đầu cảm thấy da bị tê hoặc vàng, bạn nên lấy đá ra ngay lập tức và bắt đầu làm ấm lại da.
Không nên chườm đá trực tiếp lên da và nếu bạn bắt đầu cảm thấy da bị tê hoặc vàng, dừng việc chườm lạnh ngay lập tức và bắt đầu làm ấm lại da. Một liệu trình chườm lạnh không nên kéo dài quá 15 phút, để hạn chế nguy cơ hạ nhiệt cơ thể.
Bạn không nên chườm nóng đối với các vùng sưng, bầm tím vì việc này có thể làm tình trạng trở nên tệ hơn hoặc kéo dài thời gian hồi phục. Quan trọng nhất, không nên sử dụng phương pháp chườm ấm với vết thương hở và cần thận trọng hơn nếu bạn có làn da mỏng manh, dễ bị bỏng.
Chúc các bạn tập luyện an toàn, hiệu quả!